Richard Feynman

Richard Feynman
Richard Feynman năm 1959.
SinhRichard Phillips Feynman
(1918-05-11)11 tháng 5, 1918
Queens, New York, Hoa Kỳ
Mất15 tháng 2, 1988(1988-02-15) (69 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Nơi an nghỉMountain View Cemetery and Mausoleum, Altadena, California, Hoa Kỳ
Quốc tịch Hoa Kỳ
Trường lớpHọc viện Công nghệ Massachusetts (S.B 1939)
Đại học Princeton (Ph.D.1943)
Nổi tiếng vì
Phối ngẫu
Arline Greenbaum
(cưới 1941⁠–⁠1945)

Mary Louise Bell (cưới 1952–1956)

Gweneth Howarth (cưới 1960)
Con cáiCarl Feynman
Michelle Feynman
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý lý thuyết
Nơi công tácĐại học Cornell
Học viện Công nghệ California
Luận ánThe Principle of Least Action in Quantum Mechanics (1942)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJohn Archibald Wheeler
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng
Các sinh viên nổi tiếng
Chữ ký

Richard Phillips Feynman (/ˈfnmən/; 11 tháng 5 năm 191815 tháng 2 năm 1988) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ được biết đến với công trình về phương pháp tích phân đường trong cơ học lượng tử, lý thuyết điện động lực học lượng tử và về tính siêu lỏng của heli lỏng, cũng như trong vật lý hạt với đề xuất của ông về mô hình parton. Cho những đóng góp của ông đối với sự phát triển của điện động lực học lượng tử, Feynman, cùng với Julian SchwingerShin'ichirō Tomonaga, nhận giải Nobel Vật lý năm 1965.

Feynman phát triển cách biểu diễn bằng hình ảnh được sử dụng rộng rãi cho các biểu thức toán học miêu tả hành xử của các hạt hạ nguyên tử, mà sau này được biết đến với tên gọi biểu đồ Feynman. Trong cuộc đời của ông, Feynman đã trở thành một trong những nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới. Trong cuộc bầu chọn năm 1999 của tạp chí Anh quốc Physics World về 130 nhà vật lý xuất sắc trên thế giới, ông được xếp hạng vào một trong mười nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.[1]

Ông từng hỗ trợ phát triển bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai và được công chúng biết đến trong thập niên 1980 như là thành viên của Ủy ban Rogers, ủy ban khảo sát thảm họa tàu con thoi Challenger. Cùng với các nghiên cứu vật lý lý thuyết, Feynman còn được coi là người tiên phong trong lĩnh vực tính toán lượng tử và có tầm nhìn dự đoán sự phát triển của công nghệ nano. Ông giữ chức danh giáo sư Richard C. Tolman về vật lý lý thuyết tại Học viện Công nghệ California.

Feynman còn là một nhà diễn giải tài ba trong phổ biến kiến thức vật lý thông qua các cuốn sách và bài giảng, bao gồm các bài giảng năm 1959 về công nghệ nano từ trên xuống dưới There's Plenty of Room at the Bottom và bộ sách ba tập về vật lý lý thuyết, The Feynman Lectures on Physics. Feynman cũng được biết đến thông qua cuốn sách tự thuật do chính ông viết Surely You're Joking, Mr. Feynman!What Do You Care What Other People Think? và các cuốn viết về ông như Tuva or Bust! bởi Ralph LeightonGenius: The Life and Science of Richard Feynman bởi James Gleick.

  1. ^ Tindol, Robert (ngày 12 tháng 2 năm 1999). “Physics World poll names Richard Feynman one of 10 greatest physicists of all time” (Thông cáo báo chí). Học viện Công nghệ California. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2018.

Developed by StudentB